1.Phạm vi thiết kế cầu và đường đầu cầu
* Cầu trái:
– Điểm đầu Km7+963.00 (điểm phân chia phạm vi phần BOT, phần BT)
– Điểm cuối Km8+205.789
Tổng chiều dài đoạn tuyến 242.789m, trong đó:
+ Cầu số 3 có chiều dài 212.789m tính đến hai đuôi mố.
+ Phần đường dẫn hai đầu cầu chiều dài 30.0m
* Cầu phải:
– Điểm đầu Km7+963.00 (điểm phân chia phạm vi phần BOT, phần BT)
– Điểm cuối Km8+205.814
Tổng chiều dài đoạn tuyến 242.814m, trong đó:
+ Cầu số 3 có chiều dài 212.814m tính đến hai đuôi mố.
+ Phần đường dẫn hai đầu cầu chiều dài 30.0m
2) Bố cục hồ sơ thiết kế cầu:
– Phần 1: Thuyết minh.
– Phần 2: Bản vẽ thiết kế.
01. Các bản vẽ chung
02. Các bản vẽ kết cấu phần dưới
03. Các bản vẽ kết cấu phần trên
04. Các bản vẽ kết cấu khác
05. Các bản vẽ biện pháp thi công
3- Giải pháp kết cấu
1) Bình diện và trắc dọc:
– Bình diện cầu gồm hai đơn nguyên cầu độc lập.
– Trên mặt bằng: Cầu nằm một phần trên đường thẳng và một phần trên đường cong chuyển tiếp.
– Trắc dọc cầu có độ dốc dọc i=1.8%.
2) Bố trí chung
– Cầu gồm 06 nhịp dầm chữ I BTCT DƯL, chiều dài 1 nhịp Ln = 33m. Chiều dài toàn cầu trái L=212,789m, chiều dài toàn cầu phải L=212,814m (tính đến đuôi mố).
3) Mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang cầu gồm hai đơn nguyên, bề rộng mỗi đơn nguyên là 11,00m. Trong đó bao gồm:
Tổng bề rộng mặt cầu: B= 11,00m
Phần xe chạy: 2×3,5m.
Phần xe hỗn hợp: 2,5m.
Dải an toàn giữa: 0,5m.
Gờ lan can: 2×0,5m.
Dốc ngang mặt cầu i = 2%. Đối với phần cầu nằm trong đường cong chuyển tiếp, dốc ngang cầu tương ứng với độ dốc siêu cao.
Mặt cắt ngang 1 đơn nguyên cầu
4) Kết cấu phần trên
– Kết cấu phần trên:
Mỗi đơn nguyên cầu gồm 06 nhịp dầm giản dơn, chiều dài 33,0m. Dầm chủ sử dụng dầm chữ I BTCT dự ứng lực căng sau. Bê tông dầm chủ 40 Mpa.
Mặt cắt ngang mỗi đơn nguyên gồm 5 phiến dầm, khoảng cách giữa các phiến dầm là 2,20m. Chiều cao dầm 1.65m
Để tăng tính êm thuận trong quá trình khai thác, các vị trí đinh trụ P1, P2, P4, P5 bố trí bản liên tục nhiệt. Bê tông bản liên tục nhiệt bằng bê tông không co ngót 30 Mpa.
Lớp mặt cầu đổ tại chỗ bằng BTCT, dày 20cm, bê tông 30Mpa.
Lớp phòng nước dạng phun.
Lớp phủ mặt cầu gồm lớp bê tông nhựa trên dày 8cm và lớp bê tông nhựa tạo nhám dày 3cm.
5) Kết cấu phần dưới
– Mố A1, A2: Mố dạng mố chữ U bằng BTCT đổ tại chỗ trên nền móng cọc khoan nhồi D=1,0m. Mũi cọc tựa vào lớp đá cứng. Chiều dài cọc trong hồ sơ thiết kế là dự kiến, chiều dài chính thức sẽ được quyết định chính thức căn cứ vào điều kiện địa chất thực tế trên công trường dựa trên các số liệu địa tầng được xác định trong quá trình khoan tạo lỗ cọc và thí nghiệm đánh giá khả năng chịu lực của cọc đầu tiên trong bệ móng.
– Trụ P1, P2, P3, P4, P5: Trụ dạng thân đăc hai đầu tròn bằng BTCT đổ tại chỗ trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D=1,0m, mũi cọc tựa vào lớp đá cứng. Chiều dài cọc trong hồ sơ thiết kế là dự kiến, chiều dài chính thức sẽ được quyết định chính thức căn cứ vào điều kiện địa chất thực tế trên công trường dựa trên các số liệu địa tầng được xác định trong quá trình khoan tạo lỗ cọc và thí nghiệm đánh giá khả năng chịu lực của cọc đầu tiên trong bệ móng.
6) Các hạng mục khác
a) Lớp mặt cầu.
Mặt cầu được cấu tạo gồm các lớp sau:
– Lớp phòng nước dạng phun.
– Lớp bê tông nhựa lớp trên dày 8cm.
– Lớp bê tông nhựa tạo nhám dày 3cm.
b) Lan can cầu
Lan can cầu bằng thép mạ kẽm nhúng nóng, chi tiết xem trong hồ sơ thiết kế.
c) Gối cầu
Gối cầu sử dụng loại gối cao su cốt bản thép, kích thước 350x450x78.
d) Khe co giãn
Bố trí khe co giãn 10cm tại vị trí đầu nhịp tiếp giáp với 2 mố và khe co giãn 10cm trên đỉnh trụ P3. Khe co giãn bằng thép, dạng răng lược. Chi tiết cấu tạo xem trong hồ sơ thiết kế.
e) Thoát nước mặt cầu
Các ống thu nước bằng gang đúc đường kính D150 được bố trí hai bên mép mặt đường trên cầu với khoảng cách 5,6m một ống thoát nước.
f) Tứ nón, chân khay, tường chắn, cải suối
Tứ nón, chân khay gia cố bằng đá hộc xây vữa 8Mpa trên lớp đá dăm đệm dày 10cm.
Trong phạm vi đoạn cải suối, bố trí tường chắn trọng lực bằng bê tông đổ tại chỗ 20Mpa. Tường chắn thiết kế theo điển hình tường chắn 78-02x.
Đoạn suối đi sát tứ nón mố A1P được cải dòng. Lòng suối cải được gia cố bằng đá hộc xây vữa 8Mpa dày 25cm trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Chi tiết cải suối xem trong hồ sơ thiết kế.
5.2- Thí nghiệm PDA cọc khoan nhồi
Sau khi thi công cọc khoan nhồi cần tiến hành thí nghiệm PDA cọc khoan nhồi để đánh giá sức chịu tải của cọc.
Số lượng cọc thí nghiệm được lựa chọn theo tiêu chuẩn TCVN9395:2012.
Vị trí cọc thí nghiệm dự kiến như sau:
Stt Tên mố, trụ Số cọc thí nghiệm PDA
1 A1T 01
2 P2P 01
3 P4T 01
4 A2P 01
Tổng cộng 04
Số lượng cọc và vị trí cọc chỉ là dự kiến. Nhà thầu và TVGS căn cứ vào điều kiện thi công từng cọc thực tế ngoài hiện trường có thể đề xuất số lượng cọc và vị trí cọc cho phù hợp và phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.
Chương 6- tổ chức xây dựng
6.1- Thiết kế tổ chức xây dựng đường dẫn
6.1.1- Thi công nền đường
– Dọn mặt bằng trong khu vực thi công, phát quang, đào bỏ gốc cây, bóc hữu cơ. Lập bãi tập trung vật liệu và xe máy, xây dựng lán trại..v..v..
– Dùng máy ủi, máy cạp chuyển, máy gạt kết hợp với nhân lực. Đào xúc đất hữu cơ vận chuyển đến nơi quy định đổ đi. Đắp đất đạt độ chặt theo yêu cầu: vận chuyển đất tại mỏ đến rải từng lớp và đầm theo qui trình thi công hiện hành.
– Phần đất đào không tận dụng được vận chuyển đổ đi bằng xe ben. Trong quá trình thi công phải tuân thủ triệt để các qui trình, qui phạm về thi công hiện hành.
– Thi công lớp đất dưới đáy áo đường:
+ San ủi mặt bằng thi công.
+ Đào vét lớp đất hữu cơ dày 0.3m.
+ Thi công đắp đất nền đường.
– Nền đường đắp: trước khi thi công mặt đường, thi công lớp đất dưới đáy áo đường dày 50cm đảm bảo độ độ chặt yêu cầu K≥0.98.
– Trong mọi trường hợp trước khi thi công móng mặt đường, lớp đáy móng phải được tạo độ dốc ngang, hay mui luyện bằng đúng độ dốc ngang mặt đường.
6.1.2- Thi công mặt đường
– Thi công lớp Cấp phối đá dăm theo tiêu chuẩn TCVN 8859:2011. Thi công lớp bê tông nhựa theo tiêu chuẩn TCVN 8819:2011.
6.1.3- Thi công hệ thống an toàn giao thông
– Thi công biển báo phản quang tại xưởng đúng với yêu cầu kỹ thuật vận chuyển đến các vị trí chôn biển. Nhân lực đào đất hố móng và đổ bê tông dựng biển đúng vị trí thiết kế.
– Sản phẩm biển báo, ray phòng hộ, cọc tiêu, cột Km, phải được kiểm tra đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được thi công.
6.2- Thiết kế tổ chức xây dựng cầu
1) Mặt bằng công trường
Mặt bằng công trường thi công được bố trí phía mố A2 bao gồm khu chỉ huy công trường, nhà ở cho công nhân, khu kho xưởng, bãi thi công.
Bê tông được cung cấp từ trạm trộn bê tông bố trí trong bãi công trường.
Bố trí 01 trạm biến áp đảm bảo yêu cầu cung cấp điện phục vụ thi công.
Trước khi thi công cần dọn dẹp phá dỡ tầng đá tảng, đá lăn trong khu vực thi công.
2) Thi công mố
a) Bước 1: San ủi tạo mặt bằng thi công
– Tập kết mát móc, thiết bị thi công đến bãi công trường.
– San ủi tạo mặt bằng thi công.
b) Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi
– Định vị vị trí cọc khoan nhồi, khoan tạo lỗ bằng máy khoan kết hợp sử dụng ống vách và vữa bên tô nít để giữ ổn định thành hố móng.
– Hạ lồng cốt thép, đổ bê tông cọc khoan nhồi.
c) Bước 3: Thi công hố móng
– Tập hợp vật tư, thiết bị phục vụ thi công mố.
– Dùng máy xúc kết hợp với thủ công đào đất hố móng đến cao độ thiết kế.
– Vệ sinh hố móng, thi công lớp bê tông đệm móng dày 10cm.
d) Bước 4: Thi công bệ móng
– Lắp dựng đà giáo, cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông bệ móng.
– Đắp đất hố móng đến cao độ đỉnh bệ móng.
e) Bước 5: Thi công thân, tường cánh, tường đỉnh mố
– Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép thân, tường cánh, tường đỉnh mố.
– Đổ bê tông thân, tường cánh, tường đỉnh mố.
– Sau khi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ đà giáo, ván khuôn, hoàn thiện mố.
f) Bước 6: Thi công hoàn thiện mố
– Đắp đất nền đường trước và sau mố.
– Thi công bản dẫn.
– Hoàn thiện thi công mố.
3) Thi công trụ
a) Bước 1: San ủi tạo mặt bằng thi công
– Dọn dẹp san ủi tạo mặt bằng thi công.
b) Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi
– Định vị vị trí cọc khoan nhồi, khoan tạo lỗ bằng máy khoan kết hợp sử dụng ống vách và vữa bên tô nít để giữ ổn định thành hố móng.
– Hạ lồng cốt thép, đổ bê tông cọc khoan nhồi.
c) Bước 3: Thi công hố móng
– Tập hợp vật tư, thiết bị phục vụ thi công trụ.
– Dùng máy xúc kết hợp với thủ công đào đất hố móng đến cao độ thiết kế.
– Vệ sinh hố móng, thi công lớp bê tông đệm móng dày 10cm.
d) Bước 4: Thi công bệ móng
– Lắp dựng đà giáo, cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông bệ móng.
– Đắp đất hố móng đến cao độ đỉnh bệ móng.
e) Bước 5: Thi công thân trụ, xà mũ trụ
– Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép thân, xà mũ trụ.
– Đổ bê tông thân, xà mũ trụ.
– Sau khi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ đà giáo, ván khuôn, hoàn thiện trụ.
4) Thi công kết cấu nhịp
a) Bước 1 : Đúc dầm trên bãi công trường
– San ủi mặt bằng bãi đúc dầm đến cao độ
– Thi công bệ đúc dầm. Tiến hành đúc dầm và tập kết vào vị trí bãi chứa dầm
b) Bước 2 : Lao dầm nhịp 6
– Làm đường vận chuyển dầm và vận chuyển dầm vào vị trí nhịp 6. Cẩu lắp dầm vào vị trí nhịp bằng cần cẩu.
– Vận chuyển dầm vào vị trí nhịp 5. Cẩu lắp dầm vào vị trí nhịp bằng cần cẩu.
– Lắp dựng xe lao dầm trên nhịp 5 và nhịp 6. Làm đường lao dầm trên nhịp 5, 6. Sử dụng cần cẩu, cẩu lắp dầm lên đường vận chuyển dầm trên nhịp 5, 6.
– Lao các phiến dầm vào vị trí nhịp 4 sử dụng xe lao dầm, sàng ngang vào vị trí.
– Thi công dầm ngang, mặt cầu nhịp 4.
– Làm đường vận chuyển dầm trên nhịp 4.
– Lao lắp các nhịp còn lại tương tự nhịp 4.
c) Bước 3: Hoàn thiện nhịp
– Thi công gờ lan can, khe co gian, lắp đặt hệ thống thoát nước trên cầu.
– Thi công lớp phòng nước, lớp phủ mặt cầu.
– Hoàn thiện cầu.
5) Tiến độ thi công
Trong điều kiện vốn và thiết bị đầy đủ công trình có thể thi công xong trong thời gian 24 tháng.
6.3- Biện pháp đảm bảo giao thông trong quá trình thi công
Thiết kế đường công vụ để đảm bảo giao thông thuộc phạm vi thiết kế của hồ sơ riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công, các đơn vị tham gia thi công phải tuân theo chặt chẽ các quy định sau để đảm bảo giao thông trên đường hiện tại và đảm bảo an toàn lao động:
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, qua hệ thống thông tin thôn xã sở tại để hạn chế giao thông và về nội dung công việc, tiến độ công trình cũng như những mức độ ảnh hưởng của việc thi công công trình đến sự sinh hoạt bình thường của nhân dân trong từng ngày. Mặt khác đơn vị thi công thường xuyên phối hợp với Cảnh sát giao thông, Sở giao thông, giảm bớt lưu lượng xe chạy hoặc điều chỉnh giờ qua lại của các phương tiện giao thông.
– Vật liệu thi công được tập kết gọn gàng, thi công tới đâu bố trí vật liệu tới đó, không đổ vật liệu bừa bãi gây ảnh hưởng giao thông.
– Các loại phương tiện, máy móc thi công, công nhân được di chuyển trong phạm vi thi công theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và tổ chuyên trách an toàn giao thông. Máy móc hết giờ làm việc phải tập kết gọn gàng.
– Các đơn vị thi công phải liên tục dọn mặt bằng để cho xe qua lại được.
– Đặc biệt khi thi công mở rộng nền đường các đơn vị phải bàn bạc thống nhất biện pháp thi công hết sức chặt chẽ và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện đi lại làm việc trên đoạn tuyến cũng như nhân dân sinh sống xung quanh tuyến.
– Bố trí các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: biển báo công trường, hạn chế tốc độ, bố trí các rào chắn … Phân công chỉ đạo, bảo vệ, hướng dẫn người và phương tiện qua lại.
– Đối với những đoạn đường đào vào hoặc đắp trùm lên nền đường hiện tại, các đơn vị thi công phải tiến hành thi công đồng loạt trên toàn đoạn đào/đắp, thi công từng lớp theo 1/2 bề rộng nền đường 1 lượt hoặc làm đường đảm bảo giao thông để cho xe đi lại được.
– Bố trí lắp đặt hệ thống biển báo hiệu, chỉ dẫn trên công trường cũng như các thiết bị kiểm soát giao thông khác khi cần thiết, phù hợp với luật lệ hiện hành. Đặc biệt chú trọng tới việc bố trí đủ tầm nhìn và các đèn thắp sáng cho khu vực và vào ban đêm, tại các vị trí giao cắt giữa đường công vụ và đoạn tuyến thi công Nhà thầu đều bố trí biển báo hiệu nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra.
– Tổ chức lực lượng hướng dẫn giao thông lực lượng này được trang bị đủ dụng cụ như: băng đeo tay, cờ chỉ huy… và được tập huấn về chức năng, nhiệm vụ, xử lý các tình huống xẩy ra.
6.4- Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
– Không bố trí các công trình phục vụ thi công như trạm trộn bê tông, trạm cung cấp nhiên liệu (xăng dầu), trạm rửa xe… gần nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Phải có biện pháp xử lý nước thải ở các cơ sở đó trước khi thải ra sông, hồ…;
– Không để các chất thải rắn, hoá chất dùng trong thi công và nhất là dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải ra hoà lẫn vào nước gây ô nhiễm môi trường;
Anh Nhã (xác minh chủ tài khoản) –
File rất hay cảm ơn