Chia sẻ bản vẽ thiết kế kết cấu dầm bản lắp ghép chiều dài nhịp L=9m chiều cao dầm 400mm
Dầm bản lắp ghép thực chất là kết cấu bản được chia theo phương dọc cầu thành từng phiến dầm bản (dầm hộp) mỗi dầm có bề rỗng xấp xỉ 1000mm để tương ứng bề rộng cầu bao nhiêu mét là bố trí bầy nhiêu phiến dầm.
Đối với chiều dài kết cấu dầm bản dự ứng lực thì áp dụng phổ biến trong phạm vi 12-24m, đây là trường hợp đặc biệt khi bố trí xuống 9m
Dầm bản áp dụng cho các công trình cầu nhịp nhỏ và các công trình đòi hỏi chiều cao kiến trúc thấp, đây là ưu điểm lớn nhất kết cấu cầu dầm bản. Các bạn thấy đối với dầm bản này L=9m thì chiều cao dầm chỉ có 400mm rất nhỏ so với dạng dầm chữ BTCT thường
Dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực thi công theo biện pháp căng trước rồi mới đổ bê tông.
Dầm bản thường được khoét lỗ rỗng khu vực vật liệu bê tông ít làm việc tới trạng thái giới hạn mục đích tiết kiệm vật liệu và giảm trọng lượng dầm từ đó khả năng vượt nhịp được nâng cao, tuy nhiên do chiều cao dầm nhỏ nếu khoét lỗ sẽ không đảm bảo các yêu cầu về mặt cấu tạo vì vậy bản vẽ này không khoét lỗ cho dầm chủ. Dạng dầm bản BTCT dự ứng lực có thể đạt chiều dài dầm tới 24m, các bản vẽ chiều dài dầm khác các bạn tìm mình sẽ up lên trên hệ thống.
Nội dung tính toán thiết kế và bố trí cốt thép hoặc các bản vẽ ứng với các chiều dài dầm khác các bạn có thể tải các file mà mình up trên hệ thống.
Chi tiết bản vẽ Dầm bản DUl 9m căng trước:
- Bố trí mặt cắt ngang dầm chủ
- Nội dung ghi chú:
- Mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt ngang dầm chủ:
- Bố trí cốt thép dự ứng lực:
- Bố trí cốt thép thường dầm chủ:
Châu Quang Huy (xác minh chủ tài khoản) –
File Tốt
Vũ Thị Thuỳ Linh (xác minh chủ tài khoản) –
Files rất tiện lợi và đầy đủ. Sản phẩm của bạn rất tuyệt vời và tôi rất hài lòng.